Trang bị chạy bộ địa hình nên mang theo bạn cần nhớ

Chạy bộ địa hình là môn thể thao khá hấp dẫn với dân runner chính hiệu vì nó mang bạn đến với thiên nhiên hơn, tuy nhiên nếu bạn không chuẩn bị kĩ khi trang bộ chạy bộ địa hình thì lúc đó bạn sẽ cảm thấy thiên nhiên “chơi ác” với bạn quá cho xem. Vậy thì chạy bộ địa hình nên mang theo gì ?

Với những người mới bắt đầu chạy bộ địa hình thì đảm bảo là sẽ rất băn khoăn chuyện mang gì theo trên đường chạy, mang nhiều quá thì sợ vác không nổi mà mang ít quá thì sợ không hoàn thành được cuộc đua. Dưới đây Thể Hình Channel sẽ gợi ý cho các bạn các vật dụng mà bạn nên mang theo để bạn đỡ phải bỡ ngỡ khi chạy bộ nhé.

Các trang bị chạy bộ địa hình nên mang theo 

Dưới đây là danh sách các thứ mà bạn cần chuẩn bị cho các cuộc chạy bộ, tùy vào khoảng cách mà dụng cụ bạn sẽ cần hết trong danh sách này hoặc mang ít hơn nha.

1. Giày chạy trail

Ok, trang bị này là bắt buộc phải chuẩn bị rồi ha, bạn nên mua 1 đôi giày chạy trail thật chất lượng, đừng sử dụng các đôi giày kém chất lượng nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thành tích chạy của bạn đấy.

Mặc dù bạn sẽ thấy một số người sử dụng chân trần hoặc những đôi giày gần như là không liên quan gì đến chạy địa hình nhưng họ vẫn hoàn thành tốt cuộc đua, nhưng đừng vội bắt chước theo họ mà mang họa nha ?

Các loại giày chạy Trail thường sẽ có đế cao su và gai khá nhiều để tăng độ bám dính, chống trơn trợt và tránh tổn thương bàn chân do đá sỏi, rễ cây gây nên.

Nên chọn các đôi giày có sự thông thoáng tốt, thoát hơi ẩm nhanh (vì chân bị ẩm dễ bị phồng chân lắm). Mũi giày cũng nên có 1 lớp bảo vệ để tránh bị thương do tác động bên ngoài.

Giày chạy trail cũng có nhiều loại phù hợp với từng kiểu địa hình như là Soft Ground (dành cho địa hình đất mềm, sình lầy, nhiều cát…), Hard Ground (dành cho địa hình đất cứng, nhiều sỏi đá…) hoặc Varied (đa năng cho mọi loại địa hình). Tùy địa hình khu vực mà bạn chọn ha.

Lưu ý: Khi mua giày cần chọn size giày lớn hơn 0.5-1 size vì khi chạy chân bạn sẽ nở ra và khi mua giày vừa khít sẽ dẫn đến chật chội khó chịu cho bàn chân khi chạy đặc biệt là chạy trên 42km.

2. Vớ chạy trail

Vớ là phụ kiện khá quan trọng trong quá trình chạy bộ, mang 1 đôi vớ không phù hợp sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu khi chạy bộ và làm bạn phải bỏ cuộc giữa chừng. Bạn có thể không cần phải mua vớ chạy Trail chuyên biệt, bạn có thể dùng đôi vớ bình thường cũng được, miễn là nó thân quen với bàn chân bạn và không gây cho bạn đau đớn gì khi chạy.

Các bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng cùng bó ống chân Compression để tạo áp lực lên ống chân, kích thích tuần hoàn máu, giảm chuột rút. Bảo vệ chân khỏi vị trầy xước do va quẹt cây cối trên đường.

Có một số loại vớ ngón chân, loại này giúp bảo vệ các khe ngón chân tránh bị phồng rộp, nhưng bạn cũng nên thử chạy tập luyện với nó trước khi chạy chính thức để xem nó có phù hợp không nhé.

Lưu ý: Nên mang theo 1 đôi dự phòng trong trường hợp vớ bị ướt khi chạy thì có cái thay để tránh bị phòng rộp nha.

3. Balo đựng nước 

Balo đựng nước, hay còn gọi là Vest nước là 1 thứ cực kỳ quan trọng. Bạn sẽ không thể hoàn thành chặng đua nếu bị thiếu nước. Do vậy trang bị cho mình 1 balo đựng nước là rất cần thiết. Các loại Balo đựng nước có khá nhiều kiểu dáng, bạn có thể xem tham khảo trước để lựa chọn cho mình 1 balo đựng nước phù hợp.

Sản phẩm khuyên dùng

Balo Tiếp Nước Camelbak OCTANE XCT 2L

Túi nước Crux mới cung cấp lượng nước mỗi lần uống nhiều hơn 20%, với phần khóa tay được thiết kế giúp bạn tiếp nước dễ dàng hơn, và một khóa đòn bẩy ngăn rỉ nước. Đai hông với cấu trúc thoáng khí & các túi đựng vật dụng cần thiết, dễ lấy ngay cả khi đang di chuyển mà không cần phải tháo balo. Lớp phản quang đảm bảo an toàn khi di chuyển trong môi trường ánh sáng yếu…

TÌM HIỂU THÊM »

Các loại Balo đựng nước có thể chứa được 1.5-2 lít nước nên bạn có thể sử dụng khá thoải mái trên đường chạy trước khi đến trạm tiếp nước kế tiếp. Ngoài ra, nó cũng có nhiều ngăn để bạn đựng các thứ như bóp, ví, điện thoại, tiền lẻ, Gel…..

Bạn đừng nên cầm chai nước trên tay khi chạy địa hình vì khi chạy bạn sẽ cần 2 tay của mình thoải mái để có thể trèo, bò lên núi phụ đôi chân vì mỏi. Cầm chai nước trên tay vừa vướng víu lại giảm hiệu suất của cơ thể.

Hãy luôn chuẩn bị nước thật đầy đủ để không phải rơi vào tình trạng gặp ai cũng xin nước để uống nha.

4. Gel năng lượng, điện giải

Khi chạy địa hình đặc biệt là với khoảng cách xa và thời tiết khắc nghiệt thì ngoài nước ra, Gel và điện giải là 2 món không thể thiếu. Nếu bạn không trang bị 2 món này thì chỉ sau khoảng thời gian ngắn là bạn đã bị rút hết sức rồi.

Các loại Gel năng lượng hiện nay khá phổ biến, trong đó 2 hãng GU và Hammer là được các Runner Việt Nam sử dụng rất nhiều. Chúng cung cấp cho bạn lượng Carb vừa đủ để duy trì trong 1-2 tiếng và 1 số loại còn có thêm Caffein giúp bạn tỉnh táo khi chạy (nhất là khi chạy sáng sớm) và điện giải giúp bạn bổ sung các điện giải bị mất trong quá trình chạy bộ, tránh bị chuột rút, sốc nhiệt rất hiệu quả. Các loại Gel có khá nhiều mùi vị nên bạn sẽ không lo bị ngán khi sử dụng.

Bạn nên tính toán thời gian chạy để mua đủ lượng Gel cho mình, mua ít quá thì không được, nên mang dư ra 1-2 gói thì tốt nhất. Thừa vẫn đỡ hơn là thiếu mà đúng không.

5. Quần áo

Quần áo thì bạn có thể mặc những loại quần áo mà bạn thích, tuy nhiên tốt nhất nên lựa chọn các loại quần áo ôm sát để giảm việc bị va quệt với cây cối khi chạy. Nếu bạn dùng quần áo ngắn thì nên trang bị thêm bó cánh tay và bó ống chân để tránh bị trầy xước do va quẹt cây cối và cũng để đỡ bị nắng, côn trùng cắn….

6. Sáp bôi trơn

Cái này bạn có thể tùy chọn sử dụng vì mục đích chính của nó là giúp bạn tránh bị ma xát làm cho da bị sưng, phòng rộp trong quá trình chạy bộ. Nếu bạn hay bị tình trạng này thì nên sử dụng để bôi lên các vị trí như háng, nách, bàn chân, kẽ chân….

7. Đèn pin đội đầu

Nếu bạn tham gia các giải chạy địa hình từ 42km trở lên thì khả năng cao là bạn sẽ phải chạy từ rất sớm khi trời còn tối mịt. Vì vậy nếu bạn tham gia các giải này thì phải trang bị cho mình một cái đèn đội đầu.

Nên lựa chọn các loại cho ánh sáng mạnh, pin trâu để đảm bảo cho việc chiếu sáng được liên tục và đảm bảo an toàn khi chạy. Nhưng đừng quên là phải mang theo cục pin dự phòng nếu lỡ nó trục trặc gì về pin nhé.

8. Gậy leo núi

Trong quá trình chạy bộ địa hình, gậy leo núi là 1 phụ kiện vô cùng hữu ích. Khi đôi chân của bạn bắt đầu mệt mỏi, thì 2 chiếc gậy leo núi sẽ giúp cho bạn tiếp tục trụ vững và phụ cho đôi chân của bạn đỡ mỏi hơn.

Gậy chạy bộ

Nên lựa chọn các loại gây có thể rút ngắn được và nên lựa chọn gậy chất lượng 1 chút vì chạy địa hình mà dùng gậy dỏm rất nguy hiểm bạn nha. Có thể dùng gậy làm từ Carbon (mắc lắm) hoặc dùng gậy làm từ nhôm (rẻ hơn nhưng hơi nặng). Tùy điều kiện kinh tế mà mình lựa chọn bạn nhé.

9. Khăn làm mát thể thao

Khăn làm mát thể thao là phụ kiện cực kỳ hữu ích khi tham gia các giải chạy địa hình trong thời tiết nóng bức. Nó sẽ giúp bạn giải nhiệt nhanh chóng hơn cũng như là bảo vệ bạn khỏi cái nóng oi bức, giúp bạn giữ sức được lâu hơn để có thể hoàn thành được cuộc thi của mình.

10. Một số phụ kiện khác 

Các phụ kiện dưới đây là tùy bạn có muốn sử dụng nó hay không, nếu cảm thấy nó không cần thiết thì để nhà cho nó nhẹ balo bạn nhé.

Băng đeo đầu gối

Sử dụng cho trường hợp bạn từng có những chấn thương gối trước đây, nó sẽ giúp bạn yên tâm khi thực hiện thử thách của mình.

Nón

Một số địa hình có thời tiết rất khắc nghiệt, nắng nóng, do vậy nón sẽ giúp bạn đỡ bị chói nắng, chóng mặt do chạy trong thời tiết nắng nóng lâu. Nên chọn các loại nón có sự che chắn càng nhiều càng tốt.

Kính mát

Ngoài việc giúp bạn hạn chế ánh sáng đi vào mắt, bảo vệ mắt thì nó cũng khiến bạn trông “cool ngầu” hơn. Nên dùng kiếng chuyên dụng cho người chạy bộ để tránh bị xê dịch khi chạy nhé.

Còi cứu hộ

Ở 1 số cuộc đua lớn thì bạn sẽ được cung cấp sẵn còi cứu hộ, tuy nhiên nếu cuộc thi bạn không có thì có thể cân nhắc mang nó theo. Công dụng của nó thì bạn biết để làm gì rồi đó.

Găng tay

Ở các địa hình phải leo trèo nhiều thì bạn có thể mua cho mình 1 đôi găn tay leo núi để bảo vệ bàn tay mình. Nhất là với mấy bạn nữ.

Thuốc uống, chai xịt côn trùng

Nếu bạn thường xuyên “có duyên” với lũ côn trùng ở bất kỳ đâu thì nên thủ trong balo chai xịt đuổi côn trùng, ngoài ra nên mang theo ít thuốc tiêu chảy cho yên tâm phòng trường hợp “tào tháo hỏi thăm” bất ngờ. Và nhớ mang theo ít giấy vệ sinh nữa nhé ?

Túi zip nylon

Phòng trường hợp bạn sẽ gặp mưa trong quá trình chạy thì nó sẽ giúp bạn bảo vệ các thiết bị điện tử mang theo và giấy tờ tùy thân của mình.

Tiền lẻ

Dùng để mua thức ăn dọc đường khi chạy qua các khu vực buôn, làng có bán đồ ăn.

Điện thoại, thiết bị GPS

Nên thủ trong túi 1 cái điện thoại “đập đá” vì tính pin trâu của chúng, phòng trường hợp cần gọi điện khẩn cấp (nhớ dùng sim Viettel nha, sim khác vô rừng là tịt sóng hết) cùng với các thiết bị GPS như đồng hồ chạy bộ Garmin Forerunner 935 chẳng hạn nhé.

Máy quay phim

Nếu bạn muốn quay lại những hình ảnh các cung đường tuyệt đẹp mình đi qua thì hãy mang theo các máy ảnh gọn nhẹ như Gopro để quay lại nha. Tránh mang các thiết bị quay phim cồng kềnh và nặng để không ảnh hưởng đến cuộc thi của mình nha.

Vậy là bạn có thể đã hiểu trang bộ chạy bộ địa hình nên mang theo gì rồi đúng không nào, vậy thì hãy xem mình còn thiếu món gì thì đi mua cho đẩy đủ để tự tin tham gia cuộc thi chạy bộ địa hình sắp tới thôi nào.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *