Top 11 loại bệnh thường gặp ở phòng tập và cách phòng tránh

Với môi trường nóng bức, nhiều mồ hôi như ở phòng tập gym thì ở đây chẳng khác nào là thiên đường của các loại vi khuẩn để phát triển. Các loại bệnh thường gặp ở phòng tập có thể kể đến như hắc lào, mụn cóc, nấm có thể dễ dàng lây lan nếu bạn tiếp xúc với các thiết bị tập chung.

Hiện nay, các phòng tập gym mở cửa trở lại sau đại dịch ngày càng nhiều, người đi tập gym cũng nhiều hơn và nếu bạn đi tập luyện dù là vì mục tiêu nào thì bạn cũng có thể ra khỏi phòng tập kèm theo một loại bệnh ngoài da nào đó không mong muốn.

Nhiễm trùng là một căng bệnh cực kỳ phổ biến ở phòng tập gym. Nghiên cứu cho thấy, thiết bị tập luyện có thể chứa lượng vi khuẩn cao hơn bồn vệ sinh tới 362 lần.

Hầu hết các bệnh ở phòng tập gym là lây lan qua tiếp xúc, nhưng cũng có thể lây lan qua không khí đặc biệt là khi phòng tập có nhiều người.

Dưới đây là danh sách 11 loại bệnh thường gặp ở phòng tập gym mà bạn nên biết để có thể phòng tránh

1. Viêm nang lông

Viêm nang lông bệnh thường gặp ở phòng tập nhất. Đây là tình trạng nổi mẩn ngứa do nang long bị nhiễm khuẩn. Đây là bệnh rất dễ gặp như mụn đỏ hoặc mụn trứng cá. Nếu bạn cho rằng mình mắc bệnh này thì đừng cố gắng gãi khi bị ngứa, nó có thể tạo thành vết loét và có thể để lại sẹo vĩnh viễn đấy.

Trong những trường hợp nghiêm trọng thì viên nang lông có thể gây mụn nướ lớn và sưng tấy. Các trường hợp nghiêm trọng thường là do khuẩn Staphylococcus gây ra.

May mắn thì đây là bệnh có thể dễ dàng điều trị nhờ các loại kem đặc hiệu, nếu nghiêm trọng thì có thể sử dụng một liều kháng sinh để giải quyết.

Để tránh bị viêm nang lông thì trước hết là bạn cần tránh mặc đồ bó sát khi đi tập vì chúng dễ gây ma sát làm kích ứng da, nhất là khi bạn đang đổ mồ hôi do tập luyện.

Nên giữ cho làn da của bạn sách sẽ bằng cách tắm sau khi tập và không nên dùng chung các loại khăn tắm được cung cấp ở phòng tập gym.

2. Hắc lào

Hắc nào là một loại bệnh nhiễm nấm gây phát ban đỏ, có vảy và thường có dạng hình tròn

Bệnh này có thể mắc phải khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc bề mặt chứa bệnh.

Các ký sinh trùng sẽ tạp một ngôi nhà của chúng trên lớp da của bạn gây phát ban, tạo các mảng vảy da nổi lên, có thể có màu đỏ, hồng hoặc xám.

Các khu vực nhiễm bệnh có thể có cảm giác ngứa, nóng, châm chích và nó có thể lây lan qua các vùng khác nhau trên cơ thể nếu không xử lý kịp thời.

Việc tập luyện ở phòng tập với nhiều mồ hôi và tiếp xúc nhiều loại thiết bị cũng như sàn nhà phòng thay đồ đều có thể khiến bạn bị nhiễm bệnh.

May mắn đây là loại bệnh dễ điều trị bằng các loại kem chống nấm. Nếu bạn là người thường xuyên tập gym hãy cân nhắc sử dụng các trang phục bảo vệ tốt, có khả năng chống mẩn ngứa hoặc áo thể thao dài tay để bảo vệ da.

3. Nấm da chân

Bệnh nấm da chân cũng là một bệnh phổ biến ở phòng tập gym, tất nhiên là chỉ gặp chủ yếu ở bàn chân.

Nấm da chân thường gây ngứa, gây bong tróc da giữa các ngón chân. Nếu bạn có thói quen đi tập gym bằng chân đất hoặc đi chân đất trong các phòng thay đồ, phòng tắm đều có thể bị bệnh này.

Bệnh nấm thườn gây ngứa và khó chịu ở bàn chân, nhưng nếu bạn gãi thì nó có thể khiến bàn tay của bạn cũng bị nhiễm bệnh.

Nấm chân thường không để lại vấn đề nghiêm trọng nào và có thể dễ dàng trị dứt nhờ bôi kem điều trị.

Để tránh nhiễm bệnh nấm da chân ở phòng tập gym thì bạn nên đi giày tập và tránh đi chân đất ở các khu vực ẩm ướt như nhà tắm hay phòng thay đồ.

4. Nấm bẹn (Jock itch)

Đây là một dạng nấm ở vùng bẹn và thường gặp ở nam giới nhiều hơn do bị cọ sát dương vật với đùi.

Nấm thích khu vực nào ẩm ướt và ấm áp cho nên vùng bẹn là một khu vực hoàn hảo cho nấm phát triển đặc biệt là sau khi bạn vừa tập luyện xong với cơ thể đầy mồ hôi.

Khi bị nấm bẹn, nó có thể gây ngứa, lở loét, phồng rộp và nổi mụn đỏ.

Nấm bẹn có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng nó đặc biệt dễ gặp ở những người ra nhiều mồ hôi.

Tắm rửa sạch sẽ và lau khô người sau khi tập sẽ giúp hạn chế bệnh này, nếu mắc phải bạn có thể sử dụng một loại kem chống nấm để ngăn chặn nó.

5. Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn

Nhiễm tụ cầu khuẩn cũng là bệnh thường gặp ở phòng tập, mặc dù nó thường nhẹ nhưng nếu bạn để chúng lây lan sâu có thể khiến bạn tử vong

Vi khuẩn tụ cầu khuẩn rất phổ biến và có thể tìm thấy ngay cả trên người khỏe mạnh. Nhưng khi chúng tìm thấy một vết thương hở, nó sẽ lập tức xâm nhập và vết thương và nhanh chóng nhân số lượng lên và gây nên nhiều vấn đề từ nhẹ về da đến ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng huyết, sốc độc và tử vong.

Dù tụ cầu khuẩn có ở mọi nơi nhưng nó khó xâm nhập và dễ ngăn ngừa. Bạn nên tránh dùng chung các vật dụng như dao cạo râu, khăn tắm và vật dụng cá nhân khác ở phòng tập. Che chắn vết thương hở của bạn khi đi tập gym, đặc biệt là khi bạn tiếp xúc với người khác ở phòng tập hoặc thiết bị của họ sau khi họ tập xong. Hãy luôn rừa tay kỹ sau khi tập.

Nếu bị nhiễm tụ cầu khuẩn, hãy sớm liên hệ với bác sĩ để điều trị sớm nhất có thể, tránh các biến chứng nguy hiểm.

6. Bệnh Chốc (impetigo)

Bệnh chốc là một bệnh nhiễm trùng da rất dễ lây do loại vi khuẩn phổ biến là tụ cầu và liên cầu gây ra, đây cũng là nguyên nhân gây viêm họng hạt.

Hầu hết bệnh chốc gặp ở trẻ em từ 2-5 tuổi, độ tuổi đi mẫu giáo và thường tiếp xúc nhiều trẻ với nhau.

Tuy nhiên, người lớn vẫn có thể bị chốc nếu tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

Chốc xuất hiện dưới dạng những vết sưng đỏ, giống mụn nhọt, đầy mủ có thể biến thành vết loét đóng vảy. Giống như nhiều bệnh ngoài da bạn có thể mắc phải tại phòng tập thể dục, bệnh chốc lở nhỏ có thể được điều trị bằng kem bôi ngoài. Nghiêm trọng hơn có thể được điều trị bằng thuốc uống.

Rửa tay làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh chốc lở. Và một lần nữa, đừng dùng chung khăn tắm hoặc dao cạo râu ở phòng tập gym.

7. Mụn cóc

Mụn cóc có thể gặp ở bất kỳ đâu nhưng nó thường xuất hiện ở tay và lòng bàn chân, đây là tình trạng nhiễm trùng da do vi rút, chúng trông như cục thịt nhỏ, có thể gây đau khi bạn di chuyển.

Mụn cóc lây lan khi bạn tiếp xúc với nguồn bệnh ở sàn nhà, vòi hoa sen, sàn hồ bơi…

Mụn cóc không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó lại gây khó chịu đặc biệt nếu nó xuất hiện ở những vị trí bạn hay phải tiếp xúc như lòng bàn chân.

Mụn cóc có thể tự hết sau 1-2 năm nếu bạn muốn nhanh hơn có thể đến bệnh viện để các bác sĩ xử lý cho bạn.

8. U mềm lây (Molluscum contagiosum)

U mềm lây là một loại bệnh thường gặp ở phòng tập có hình dạng của vết sưng nhỏ, lành tính trên da do vi rút gây ra.

Nó là những vết u nhỏ, màu thịt được gọi là nhuyễn thể, nó trông như “ngọc trai” và có thể ngứa, đau, sưng tấy, nhưng hầu hết là vô hại.

Nó thường lây lan khi bạn tiếp xúc với nguồn bệnh, nó phát triển rất nhanh trong môi trường ẩm ướt vò thế bạn có thể dễ dàng lây bệnh ở các loại khăn tắm, sàn phòng tắm ở phòng tập gym.

Nguyên nhân lây lan phổ biến nhất là do quan hệ tình dục, nhưng bất kỳ tiếp xúc trực tiếp da với da đều mang lại khả năng lây nhiễm nên các môn thể thao tiếp xúc như tập gym hoàn toàn là nơi ẩn chứa bệnh này.

May mắn là khi mắc phải bệnh này bạn không cần phải điều trị, nó sẽ tự hết. Nếu bạn thấy vấn đề nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

9. Bệnh mụn rộp (herpes)

Bệnh herpes được biết là bệnh lây qua đường tình dục (HSV-2) nhưng nó cũng có thể lây lan qua nước bọt khi bạn tiếp xúc với người bị herpes miệng (HSV-1) thông qua dụng cụ ăn uống, khăn tắm, dau cạo râu dùng chung, thậm chí là cả son môi.

Như một thói quen giữ gìn vệ sinh chung và lịch sự ở phòng tập, hãy lau sạch thảm tập của bạn và các thiết bị bạn sử dụng trước khi sử dụng và sau khi rời đi.

Herpes không có thuốc chữa đặc trị nhưng thuốc có thể giúp giảm bùng phát và ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan

10. Viêm nang lông do tắm bồn nước nóng

Nếu bạn hay sử dụng bồn tắm nước nóng tại các phòng tập gym thì hãy chú ý đến loại bệnh bệnh thường gặp ở phòng tập do vi khuẩn Pseudomonas gây ra này.

Nó thường phát triển mạnh trong bồn tắm nước nóng hoặc hồ bơi không đủ chất khử trùng, nó gây nên tình trạng phát ban đỏ, ngứa cho người mắc phải.

May mắn là bệnh có thể tự hết sau vài ngày, nhưng bạn nên liên hệ bác sĩ nếu tình trạng không thuyên giảm.

11. Cảm cúm

Các loại cảm lạnh, cảm cúm đều rất dễ lây lan đặc biệt là trong phòng tập, một khu vực nhỏ có đông người hiện diện. Thông thường nó xâm nhập vào cơ thể qua giọt bắn khi người bệnh hắt hơi, tuy nhiên nó cũng có thể lây qua bề mặt tiếp xúc bị nhiễm bệnh.

Ví dụ khi bạn chạm vào quả tạ mà người bị bệnh sử dụng trước đó, sau đó dùng tay lau vào mắt, mũi, miệng thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Cách tốt nhất để tránh bị cảm cúm là đi tiêm phòng hằng năm, hầu hết mọi người đều có thể đang phát tán bệnh cúm trước khi họ phát hiện ra họ bị bệnh.

Hãy luôn rửa tay kỹ lưỡng sau khi tập, thực hiện các biện pháp phòng ngừa như lau sạch thiết bị tập trước và sau khi sử dụng.

Sản phẩm khuyên dùng

Viên Sủi Bổ Sung Tăng Cường Đề Kháng Dr.Frei Vitamin C 1000mg

Vitamin C được xem là một “thần dược” quan trọng cho hệ miễn dịch. Vitamin C tăng sức đề kháng bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào khác nhau trong cả hệ thống miễn dịch. Nó hỗ trợ chức năng hàng rào biểu mô chống lại các mầm bệnh và thúc đẩy hoạt động quét oxy hóa của da.

TÌM HIỂU THÊM »

Làm sao để bảo vệ bạn khỏi những loại bệnh thường gặp ở phòng tập này?

May mắn là hầu hết các bệnh về da tại phòng tập đều có thể chữa trị dễ dàng mà không để lại hậu quả nghiêm trọng nào. Để tránh mắc phải các bệnh ở phòng tập gym này, bạn nên thực hiện một số điều dưới đây khi tới phòng tập

  • Làm sạch và che/băng lại các vết cắt, trầy xước trên da của bạn
  • Luôn phải có một lớp bảo vệ giữa da và thiết bị bạn tập luyện.
  • Luôn mang dép khi tập luyện, đặc biệt là khu vực phòng tắm, phòng thay đồ.
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi tập luyện.
  • Sử dụng bình xịt hoặc khăn lau diệt khuẩn các thiết bị tập trước khi bạn sử dụng.
  • Nhanh chóng cởi bỏ quần, áo, giày dép ẩm ướt sau khi tập luyện xong. Nếu bạn mang túi tập gym đi theo, hãy cho đồ dơ vào một túi riêng tách biệt các dụng cụ còn lại trong túi tập của bạn.
  • Nên tắm bằng xà phòng để làm sạch da cũng như diệt khuẩn trên da của bạn.
  • Giặt sạch quần áo của bạn cáng sớm càng tốt sau khi tập để tránh vi khuẩn và nấm phát triển. Nếu có thể, hãy giặt bằng nước nóng (nhiệt độ tối đa mà quần áp bạn cho phép sử dụng).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *