Trong khi cộng đồng LGBTQ của một đất nước bảo thủ tìm được tiếng nói chung, một vận động viên là gymer nam đấu tranh cho quyền được thi đấu với tư cách thật của mình.
Một buổi sáng Chủ nhật ở TP Hồ Chí Minh, cái nắng dữ dội hong khô những con đường bị ướt từ cơn mưa đêm qua trên quận 7 – khu thượng lưu ở phía đông nam của trung tâm thành phố với nhiều người nước ngoài.
Trong một phòng tập gym được lau chùi sạch sẽ, ánh đèn sáng chói rọi xuống làm cho nó có cảm giác như chưa bao giờ được dùng đến, Kendy luyện tập lại các tư thế mà anh hi vọng sẽ thu về cho anh tấm huy chương vàng trong cuộc thi thể hình Việt Nam vào tháng 11.
Là một Gymer nam chuyển giới, là động lực mạnh mẽ cho động đồng LGBTQ
Chàng bodybuilder và PT 27 tuổi xoay người, nâng gót chân trước lên và duỗi bắp chân. Anh ấy ưỡn ngực và cong tay, làm cho hình xăm “cây của sự sống” được xăm 6 tháng trước trên vai mình căng ra. Và hình mới nhất, một chú rùa Polynesian trên mu bàn tay tròn 3 tháng tuổi. “Nó tượng trưng cho gia đình”, anh giải thích.
Sau đấy xoay đầu, ép hai bả vai vào nhau và xoay một vòng, rồi nhìn lại mình trong gương và cười. Kết thúc bài diễn của mình, anh kéo áo lên để lộ ra cơ bụng 6 múi ấn tượng và chỉ dừng lại ở đó.
Và phần ngực của anh sẽ được che chắn bằng một cái bikini, vì anh sẽ tham gia vào nội dung…nữ.
Từ bóng tối bước ra sàn diễn
“Tôi cảm thấy tự tin”, Kendy nói thông qua phiên dịch viên. “Tôi phải tự tin. Nếu tội gặp đối thủ mạnh, tôi có thể sẽ thua, nhưng quan trọng là tôi phải tự thấy bản than là người chiến thắng.”
Kendy là người chuyển giới đầu tiên trong cuộc thi thể hình Việt Nam. Anh ấy cao 1m57, đầy cơ bắp và dễ bị lầm tưỡng là idol tuổi teen, mặc dù đã đổi sang mái tóc crew cut 2 tuần trước.
Đây là một sự thay đổi khổng lồ đối với anh trong thập kỷ qua, vì phải dần thay đổi cơ thể và trí óc. Tên trên chứng minh thư của anh, Nguyễn Thị Trang, thể hiện rằng anh sinh ra là nữ. Từ khi nhận là người chuyển giới, anh chỉ dùng 1 tên, “Kendy”.
Vì nằm trong đội tuyển thi đấu thể hình thành phố nên Kendy đã trở thành một hình mẫu cho cộng đồng LGBTQ, giúp đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng.
“Từ khi tôi công khai, một số người chuyển giới mà tôi quen cũng cởi mở hơn.” anh nói. “Họ không phải giấu diếm nữa”.
Trong ngày đầu tiên của năm 2017, phẫu thuật chuyển giới trở thành hợp pháp ở Việt Nam, và người chuyển giới sẽ được phép thay đổi giấy tờ tùy thân cho phù hợp với giới tính của mình. Tuy nhiên, có một luật khác xác định những điều kiện cần thiết để chính thức nhận biết giới tính của một người, dù là một tuyên bố đơn giản hay một cuộc phẫu thuật, cũng cần phải được trình bày và thông qua. Tùng Trần, giám đốc của ICS, tổ chức bảo vệ LGBTQ chính ở Việt Nam, nói rằng bộ luật có thể sẽ được áp dụng vào năm 2018.
Kendy nằm trong hai cộng đồng người Việt Nam – LGBTQ và vận động viên thể hình – trong một xã hội bảo thủ và gia trưởng, nơi đòi hỏi người phụ nữ phải vô cùng phục tùng và đồng giới là điều không được ca ngợi.
Gia đình của Kendy đã chấp nhận giới tính của anh được nhiều năm và điều đó là tiến bộ hơn nhiều so với Liên đoàn Thể hình Việt Nam. Họ vẫn chưa đề cập đến vấn đề này và vẫn ngăn Kendy tham gia vào nội dung thi của nam.
“Việc tôi là người chuyển giới không quan trọng.” anh ấy cười nói. “Điều quan trọng là tôi có ước muốn xây dựng cơ thể và bỏ công sức ra để luyện tập.”
Trở thành con trai
Kendy được sinh ra ở thành phố cảng Hải Phòng. “Khi tôi được hai hay ba tuổi, tôi biết tôi không giống những đứa con gái khác.” anh nói. “Tôi muốn làm con trai. Tôi làm mọi thứ như con trai và chơi với con trai.”
Dù khác biệt vậy nhưng anh không bị ăn hiếp ở trường, anh nói, chắc vì anh rất táo bạo. Anh không ngượng ngùng khi khoe cho mọi người biết anh là đàn ông. “Nên khi tôi công khai giới tính, không ai tỏ ra ngạc nhiên.”
Anh chuyển nhà đi tới một thành phố lớn ở miền nam cởi mở hơn với cha mẹ anh, đã có công việc ở khách sạng trên một con đường trung tâm thành phố, và người anh 8 tuổi của mình.
Anh nói vào khoảng thời gian ấy, anh muốn bắt đầu sống như một người đàn ông, đó là điều mà ba mẹ anh không muốn. Nhưng ở mái nhà mới, họ được trải nghiệm kết nối internet, giúp mở mang nhiều mẫu truyện về những người như Kendy ở toàn thế giới.
“Tôi phải chứng minh với ba mẹ rằng tôi là một người tốt và tôi đang sống một cuộc sống tốt” anh nói. ” Bây giờ họ đã chấp nhận con người của tôi. Miễn là tôi hạnh phúc thì họ sẽ ủng hộ tôi.”
Anh trai của anh không có phàn nàn gì về việc này, dù Kendy thừa nhận là mẹ anh vẫn muốn anh giữ nguyên làm phụ nữ. “Bà thường chọc tôi bằng cách kêu tôi đi lấy chồng và sinh con.”
Trong ba năm đầu sau khi công khai chuyển giới, Kendy làm nghề tóc và tiếp tân. Vì muốn xây dựng cơ thể nên anh tham gia một phòng gym và vì làm việc có đạo đức nên được mọi người tôn trọng. “Tôi để tóc ngắn vào lúc đó”, anh nhớ lại, “nhưng vẫn nhìn nữ tính lắm.”
Một đất nước đang thay đổi
Việt Nam đã có nhiều thành công trong môn thể hình từ khi sang thế kỷ mới. Phạm Văn Mách giành được danh hiệu thế giới đầu tiên cho quốc gia vào năm 2001. Gần đây hơn, bốn vận động viên giành huy chương vàng ở 2016 Asian Beach Games tháng 9. Kendy cho rằng sự thành công của môn thể hình là do vô vàn những tips trên mạng, anh cũng nói là ít phụ nữ thực sự đam mê môn này. Đồng thời, cộng đồng chuyển giới đã trở nên nổi bật hơn, tham gia những cuộc diễu hành và đấu tranh cho sự công nhận.
Kendy có hơn 5000 người theo dõi trên Facebook, thích thú những bức hình luyện tập của anh và hỏi anh về các bài tập. Thời gian của anh được chia đều cho một phòng gym cao cấp ở quận 7, một phòng cũ, được tài trở bởi nhà nước ở quận 11 và với những khách hàng riêng ở những phòng khác, nhiều người là “đàn ông chuyển giới muốn thay đổi ngoại hình mà không phải phẩu thuật.”
Mãi đến vài tuần trước, những người chuyển giới ở Việt Nam muốn phẩu thuật phải sang tận Thái Lan để thực hiện. Có ít nhất 270 000 người chuyển giới – 50000 là đàn ông chuyển giới, theo Viện nghiên cứu Xã hội Kinh tế và Môi trường (ISEE). Những con số này dựa trên thông tin của nhiều nước, tổ chức truyền thông và cả mạng lưới của họ, và họ ước tính con số này có thể còn cao hơn.
Trong một cuộc khảo sát với 2363 người năm 2015, ISEE phát hiện rằng khuôn mặt của người chuyển giới dễ nhận biết hơn bất cứ nhóm nào khác trong cộng đồng LGBTQ, đặc biệt là ở nơi làm việc, trường học và với gia đình. Báo cáo cũng cho thấy một số người bị ép đi chữa trị bệnh tâm thần và có ít cơ hội thăng tiến công việc, nghĩa là họ thường có công việc lương thấp.
“Chúng tôi thích nhìn thấy một gương mẫu trong thể hình, và nhiều thứ khác nữa,” ông Tùng Trần của ICS nói. ICS giúp khoảng 200 000 người LBGTQ mỗi năm thông qua tư vấn và xây dựng; Kendy là nam chuyển giới công khai duy nhất trong mạng lưới. “Tôi rất cảm kích người như Kendy vì đã công khai và giúp xã hội hiểu rõ cộng đồng chuyển giới hơn.” Tùng nói thêm.
Trong một cuộc trò chuyện điện thoại với huấn luyện viên của đội tuyển quốc gia, Huỳnh Anh, ông nói công việc của ông là huấn luyện vận động viên, không phải trả lời phỏng vấn. Không ai khác trong lien đoàn có thể bình luận về việc một người đàn ông chuyển giới có thể được thi đấu trong hạng nam.
“Chỉ là một người bình thường”
Bây giờ là 3:30 chiều, mùa mưa ở Việt Nam, và những đám mây đen đang kéo đến trên sân vận động Phú Thọ quận 11, bao trùm những cái bóng của những boxer đang tập gần bãi giữ xe máy. Vận động viên cử tạ gần như hết hơi cố nâng tạ qua khỏi đầu và thả chúng xuống đất, mỗi lần như thế làm đàn gà gần đó hoảng loạn.
Kendy bước qua những vận động viên đấy đến phòng tập gym, anh phải thực hiện các bài tập sáu tiếng mỗi ngày, nghỉ một ngày trong tuần.
Ba tháng trước cuộc thi, anh ấy bỏ hết chất béo, cay và đồ ăn dầu mỡ. Anh cũng hạn chế lượng carb, chỉ còn lại cá, rau, gà và lòng trắng trứng.
“Đôi lúc, tôi không thể chịu được và chỉ muốn bỏ cuộc”, anh nói. “Tôi thích ăn kem, nên tôi ăn nó và bất cứ thứ gì tôi thích khi không luyện tập cao độ.”
Phòng gym là một nhà máy xây dựng cơ bắp chứa đầy thiết bị từ thập niên 90. Những tấm đệm bung ra khỏi ghế nằm, một vài cái quạt khuấy không khí chứa đầy mùi của mồ hôi và công sức.
Đeo một đôi bông tai kim cương, quần short và áo thun, Kendy ngồi cạnh tủ đồ và gật đầu chào hai vận động viên thể hình sau lưng anh.
Xét nghiệm doping đồng nghĩa với việc anh phải ngưng sử dụng testosterone trong 3 tháng. Chúng có giá 300 000VND mỗi mũi ($14) và được nhập từ Châu Âu. Gia đình anh sợ việc chuyển giới sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của anh.
Nghĩ đến những nguy hiểm, anh bắt đầu diễn tả cuộc phẩu thuật bằng cách chỉ vào tay và đùi. “Họ dùng da từ đùi để làm thân của dương vật, vì bộ phận đó có nhiều dây thần kinh và da từ tay dùng để làm phần đầu. Tôi rất sợ mất một miếng da lớn, nên tôi không nghĩ mình sẵn sàng.”
Còn bây giờ thì anh giữ vẻ ngoài của mình bằng cách bài tập giảm mỡ và tiêm testosterone. Nó có hiệu quả. Anh nói anh có “nhiều bạn gái.”
“Tôi nói với con gái sự thật sau một vài lần đi chơi. Một số không tin tôi. Đôi lúc đàn ông gay còn cố tán tỉnh tôi. Họ không tin cho đến khi đã hỏi những người quen của tôi.”
Tiếng lanh canh của sắt thép tan đi, một vận động viên đang tập chân, Phạm Ngọc Sỹ, tham gia cùng chúng tôi.
“Anh ấy là thần tượng của tôi và nguồn cảm hứng cho thể hình,” anh nói, chỉ vào Kendy. “Anh ấy giúp tôi rất nhiều trong luyện tập và dinh dưỡng.”
Trong cuộc thi quốc gia, những vận động viên có thể thắng 5 triệu đồng cho huy chương vàng, 3 triệu cho bạc và 2 triệu cho đồng. Kendy hi vọng được tham gia vòng loại quốc tế năm sau và sau đó giải nghệ để mở một tiệm café.
“”ôi không thể tiếp túc mãi; một ngày nào đó, sức khỏe sẽ không cho phép tôi luyện tập nặng được nữa.” Anh cười, bắt tay và nói, “Tôi chỉ là một người bình thường thôi”.
Lorcan Lovett là một phóng viên tự do đóng ở Đông Nam Á. Bài viết được Thể Hình Channel dịch lại từ Bodybuilding.com