Tập Powerlifting tại Việt Nam hiện nay đang phát triển khá mạnh mẽ, không chỉ có các bạn nam tham gia mà cả những bạn nữ cũng tham gia không ít. Nếu bạn đang muốn tham gia bộ môn này thì hãy ghi nhớ những loại phụ kiện tập Powerlifting dưới đây để chuẩn bị nhé.
9 loại phụ kiện tập Powerlifting cần thiết nhất
Mặc dù bạn có thể không cần phải mua trọn bộ 9 loại phụ kiện này, bạn chỉ cần đai đeo lưng, đôi giày là đủ nhưng nếu bạn dần dần đi theo chuyên nghiệp hơn thì những phụ kiện dưới đây là khá cần thiết cho bạn.
1. Giày nâng tạ
Phụ kiện tập Powerlifting đầu tiên rất quan trọng đó là giày. Mỗi người là khác nhau cho nên giày của họ cũng sẽ khác nhau. Có người thích các đôi giày nâng tạ với gót cao, với những người này, đôi giày giúp họ có tư thế tốt hơn, đặc biệt là với những người bị hạn chế sự linh hoạt của hông.
Cũng có ngươi không thích như vậy, hộ thích các đôi bằng hơn vì họ cho rằng gót cao sẽ gây nên các vấn đề về đầu gối.
Tuy nhiên, dù bạn thuộc kiểu nào thì hãy chắn chắn rằng đôi giày bạn chọn có đế cứng. Ban cần sự ổn định khi thực hiện tập Powerlifting. Bạn có thể sẽ phải trải qua 1 vài đôi giày trước khi có thể tìm thấy đôi giày phù hợp với mình.
Một số gợi ý giày cho bạn như là
Đế phẳng, độ chênh lệch giữa mũi chân và gót chân thấp (Low Drop) như Inov-8 hoặc các đôi chuyên cho nâng tạ như Nike Romaleos và Reebok Lifters.
Các đôi giày tập Squat cung cấp sự ổn định cao, thoải mái để nâng tạ cũng như là bàn chân. Đế phẳng của chúng giúp bạn có thể squat sâu hơn, nó đạt biệt tốt với những Squatter tập rộng chân. Các đôi giày Olympic Weight-Lifting sẽ giúp cố định chân trên mặt đất và tạo 1 điểm trụ mạnh mẽ cho việc nâng tạ.
Nhưng đôi này có thể giá khá cao so với nhiều người, vậy thì có thể nghĩ đến 1 thương hiệu rẻ hơn là Converse chẳng hạn.
Xem thêm:
- 15 đôi giày tập gym tốt nhất để nâng tạ
- 7 cách để chọn được đôi giày phù hợp với bàn chân của bạn
- Hướng dẫn chọn giày chạy bộ phù hợp với kiểu chạy của từng người
2. Lifting Belt
Đai đeo lưng khi tập tạ rất quen thuộc với hầu hết Gymer, đặc biệt là những bạn thích tập nặng. Nó giúp bảo vệ cột sống của bạn trong suốt quá trình nâng tạ.
Nó cũng giúp bạn giữ hơi tốt hơn, tăng áp lực trong khoang bụng để bảo vệ cột sống. Việc quan trọng khi mua đai đeo lưng đó là xem nó có phù hợp với bạn hay không.
Các dây đeo lưng thường làm từ da, da lọn hoặc các chất liệu không co giãn. Có 2 loại khác nhau gọi là Lever Belt (đai đòn bẩy) và Prong Belt (Đai kim xỏ lỗ). Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng và sự lựa chọn thường đến từ sự cảm nhận khi tập.
Hãy thử hỏi những người tập cùng phòng với bạn về các loại đai để kiểm tra khả năng phù hợp với bạn nhất.
3. Wrist Wraps
Bao đeo cổ tay (Wrist Wraps) nên dài ít nhất 30cm. Mặc dù hầu hết các VĐV tập Powerlifting thích loại 60cm trở lên hơn. Đơn giản vì chúng càng dài thì việc quấn cổ tay càng chắc hơn và cung cấp sự hỗ trợ tốt hơn.
Lưu ý: Tập Powerlifting nên dùng bao đeo cổ tay chất liệu bằng vải thay vì các loại dùng cho CrossFit làm bằng Cotton, nhựa kết hợp
4. Lifting Straps
Loại phụ kiện tập Powerlifting này sẽ giúp bạn giữ thanh tạ được tốt và gia tăng độ bám tạ hơn khi nâng nặng, những loại dây này sẽ giúp bạn dễ dàng nhắm vào 1 cơ cụ thể nào đó hơn.
Ví dụ: Khi bạn thực hiện bài Pulldown nặng, loại dây này sẽ giúp bạn kích hoạt cơ xô dễ dàng hơn và hạn chế sự tham gia của cơ cẳng tay.
Tuy nhiên, trong các cuộc thi Powerlifting thì nó không được phép sử dụng, do vậy cũng đừng phụ thuộc quá nhiều vào nó nhé.
5. Chalk
Phấn tập giúp tăng sự ma sát cho bàn tay caurbanj với thanh đòn để tăng độ bám cho bàn tay. Phấn cũng giúp ngăn ngừa mồ hôi trên tay, đặc biệt hữu ích cho những bạn hay bị ra nhiều mồ hôi tay. Điều bạn không hề mong muốn khi nâng tạ đó chính là bị rách tay, do vậy hãy sử dụng phấn tập mọi lúc nhé.
Bản thân phấn tập không ngăn ngừa các vết chai tai – thậm chí là còn làm nó to thêm – nhưng quan trọng là nó giúp bảo vệ bàn tay bạn. Có một vết chai lớn trên bàn tay có thể khiến bạn gặp khó khăn khi nâng tạ, vì vậy hãy thường xuyên cắt bỏ các vết chai để khiến nó luôn ở mức nhỏ nhất nhé.
6. Mouth Guard
Miếng bảo vệ miêng (Mouth Guard) là thứ được hiệp hội Nha Hoa Hoa Kỳ khuyên sử dụng trong nâng tạ. Miếng bảo vệ miệng sẽ bảo vệ răng của bạn tránh khỏi sự ma sát khi nâng tạ (lúc bạn nghiếng răng).
Nó cũng cung cấp sự chịu đựng cho răng khi bạn thực hiện các bài nâng tạ nặng như Squat, Deadlift. Mặc dù là nó không gặp nhiều ở các phòng tập nhưng nếu có thể thì hãy sử dụng, phòng bệnh hơn chữa bệnh mà đúng không nào.
7. Knee Sleeves
Miếng bảo vệ gối giúp bảo vệ khớp gối và các dây chằng khi bạn thực hiện Bài Squat nặng.
Tuy nhiên, sản phẩm này thích hợp cho những người tập chuyên nghiệp nâng cao, còn nếu bạn là người mới thì băng quấn gối (knee wraps) sẽ phù hợp hơn.
8. Deadlift Socks
Nhiều người sử dụng Vớ (hay còn gợi là tất) tập Deadlift trong các kiểu Conventional để tránh bị trầy xước hoặc bầm tím cẳng chân. Đây cũng là phụ kiện tập Powerlifting khá cần thiết, nhất là với các bạn nữ.
9. Powerlifting Singlet
Nếu bạn chuẩn bị đi thi đấu, vậy thì sắm 1 bộ đồ chuyên dụng (singlet) là 1 điều hợp lý. Nó không chỉ giúp bạn có sự thoải mái trong di chuyển và còn tránh việc quần áo bị xé rách khi thực hiện các bài nặng. Hãy đảm bảo là bộ đồ của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn của môn thể thao này.
Hiểu rõ về liên đoàn của bạn
Các tổ chức của các cuộc thi thường gọi là liên đoàn, và họ thường có các bộ quy định, quy tắc riêng của mình về các dụng cụ và phụ kiện tập Powerlifting cho phép sử dụng trong thi đấu. Một số liên đoàn có những quy định rất cụ thể về hãng sản xuất và dụng cụ được sử dụng.
Nếu bạn dự tính đi thi đấu vào tương lai, hãy tìm hiểu kĩ các liên đoàn tổ chức và các quy định của họ để đảm bảo những phụ kiện bạn sử dụng là hợp quy nhé.