Tập gym có bị lùn không?…Tập gym ảnh hưởng chiều cao ở tuổi dậy thì không?…Một suy nghĩ khiến bạn phân vân có nên đến phòng tập hay không? Và đây là câu trả lời.
Khi nhu cầu về thể hình đang ngày càng được chú trọng. Dân tình kéo nhau đi tập ngày một đông hơn không phải vì vấn đề tốt cho sức khỏe hay không và đó còn là nhu cầu xã hội. Bất kể bạn đang ứng tuyển vào vị trí nào, nhà tuyển dụng luôn đánh giá ngoại hình của bạn trước tiên.
Thế là, bạn tìm đến gym. Mới chân ướt chân ráo vào ngành, nghe phong phanh “Tập gym vác tạ sẽ làm bạn bị lùn“. Bạn hoang mang “mình chỉ cao có 1m50-1m60, còn bị lùn nữa thì trông thế nào.” Và rồi, hành trình đến với tập gym phải qua một giai đoạn đấu tranh tư tưởng không hề nhẹ.
Vì vậy, hôm nay Thể Hình Channel sẽ giải thích hết tất tần tật về lời đồn “tập gym có bị lùn không?” và trả lời cho câu hỏi bấy lâu này bạn đang thắc mắc.
Lời đồn “tập gym có bị lùn không” xuất phát từ đâu?
Cùng quay trở lại năm 1964 tại Nhật Bản, nơi đầu tiên mà lời đồn này bắt đầu, khi một nhóm nhà nghiên cứu thấy rằng trẻ em lao động nặng nhọc thường có tầm vóc thấp bé.
Lý giải cho việc này là do trẻ em đang ở độ tuổi dậy thì lao động quá mức khiến các lớp sụn tiếp hợp kết thúc sớm quá trình phát triển.
Tuy nhiên họ còn thiếu 1 nguyên nhân khác đó là trẻ em của Nhật lúc này còn bị suy dinh dưỡng. Chính điều này mới là nguyên nhân khiến trẻ em không thể cao tối đa so với tiềm năng của chúng. Chứ không phải chỉ là do mang vác nặng
Tuy nhiên, lúc bấy giờ các bà mẹ lại tin tưởng quá mức các bài báo, tạp chí về tác dụng phụ của việc tập tạ (tập gym) hay từ những người bạn của họ khiến lời đồn này ngày càng thổi phồng hơn.
Khoa học nói gì?
Chiều cao của bạn bị ảnh hưởng bởi di truyền lên đến 60-80% và 20-40% là do tác động của môi trường (chủ yếu là thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng).
Chúng ta cao hơn là nhờ sự phát triển của các lớp sụn giữa các đầu xương (hay còn gọi là sụn tiếp hợp). Bên cạnh các yếu tố về gen, dinh dưỡng hợp lí thì việc tập luyện thể lực, thể hình còn giúp bạn phát triển chiều cao lý tưởng, giúp phần xương sụn ở đầu xương kéo dài và hình thành các lớp sụn tiếp hợp mới. Lớp sụn tiếp hợp mới này sinh ra cành nhiều thì xương của bạn càng dài, bạn càng cao hơn.
Điều đáng lo ở đây là các thanh niên đang ở trong độ tuổi dậy thì vì muốn có một cơ bắp săn chắc nên tìm đến việc tập tạ nhưng thay vì tập luyện đúng kỹ thuật, phù hợp với khả năng, có phương pháp rõ ràng thì lại tập một cách quá sức với mức tạ quá nặng và sai kỹ thuật nghiêm trọng. Hậu quả là tác động tiêu cực đến các khớp sụn, kìm hãm phát triển chiều cao vốn có.
Một chương trình tập luyện tốt sẽ mang lại cho bạn
- Tăng sức mạnh và chỉ số sức mạnh của xương (BSI).
- Giảm nguy cơ gãy xương và tỷ lệ chấn thương liên quan đến thể thao.
- Xây dựng lối sống lành mạnh.
Vậy, cần tập như thế nào đế không bị lùn?
Khi quá trình dậy thì kết thúc đồng nghĩa với việc chiều cao cũng phát triển chậm lại (con trai có thể phát triển tối đa là đến năm 25 tuổi, con gái thì 23 tuổi). Vì vậy, ở lứa tuổi dậy thì, nếu bạn muốn tập gym bạn cần lưu ý những điều sau:
Ở giai đoạn tuổi dậy thì là giai đoạn các sụn tiếp hợp phát triển. Bạn có thể tham gia các môn thể thao như bơi lội, bóng chuyền vào mỗi buổi chiều để kích thích các ống xương dài phát triển.
Nếu tập tạ, bạn cần phải chú ý tập đúng kĩ thuật và chỉ sử dụng mức tạ phụ hợp với khả năng của mình. Tuyệt đối không dùng mức tạ quá sức dẫn đến tập sai kỹ thuật và gây ra chấn thương.
Nếu mới bắt đầu, bạn có thể tập luyện bằng các bài tập Bodyweight (không cần tạ). Đến khi bạn nắm vững kỹ thuật động tác rồi thì có thể bắt đầu sử dụng tạ.
Sau khi tập luyện, bạn cũng cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho các cơ có thời gian phục hồi và phát triển.
Bên cạnh đó, việc bổ sung một chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố cần thiết. Một chế độ ăn giàu đạm, xơ, canxi, vitamin là điều cần thiết phải lưu ý.
Chế độ sinh hoạt cũng phải lành mạnh. Nên đi ngủ trước 11h, không nên thức khuya chơi game hay cày phim thâu đêm nhé. Đó là một điều tai hại đấy.
Không sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia thuốc lá ở độ tuổi này vì nó tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của bạn.
Dù có đam mê gym cỡ nào, bản thân vẫn là quan trọng nhất. Do đó, cần tìm hiểu kỹ thông tin, tập luyện đúng kỹ thuật và an toàn. Tốt nhất, nên đăng kí một khóa tập, nơi các huấn luyện viên – người có đủ chuyên môn về thể hình – sẽ hướng dẫn bạn mọi thứ.
Còn ở lứa tuổi trưởng thành, việc tập gym rất tốt cho sức khỏe, chẳng liên quan gì đến việc bị lùn như lời đồn.
Kết
Lời đồn “tập gym có bị lùn không?” cuối cùng đã có đáp án. Lùn hay không là ở phương pháp bạn tập luyện, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt có tốt không và tất nhiên là cả tiềm năng chiều cao mà bạn sở hữu từ gia đình nữa, việc tập gym đúng cách không chỉ không ảnh hưởng đến chiều cao mà có khi còn giúp bạn cao hơn.
Hãy lên những giáo án tập luyện khoa học, hãy là một gymer thông minh.
8.6
Mini Band Exercise Loop
30,000vnđ
Mua ngay
9.1
Dây Kháng Lực Toning Tube
66,000vnđ
Mua ngay
9.2
Dây Kháng Lực Power Band
177,000vnđ
Mua ngay
9.4
Dây Kéo Kháng Lực Ngắn Soft Pull
186,000vnđ
Mua ngay