Nên bảo quản thức ăn thừa trong bao lâu để an toàn cho sức khỏe?

Thức ăn thừa của bạn có thể làm cho bạn bị bệnh. Bài viết này sẽ cho bạn biết khi nào là thời gian thích hợp để ném chúng vào thùng rác và bảo quản thức ăn thừa như thế nào là hợp lý nhé!

Được biết rằng lãng phí thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng ở Hoa Kỳ. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ước tính rằng chỉ riêng các chất thải từ thực phẩm dư thừa đã chiếm khoảng 30 – 40% nguồn cung cấp thực phẩm của quốc gia. Các thực phẩm thừa thải này là do các nhà bán lẻ thực phẩm và các cửa hàng tạp hóa vứt bỏ các loại thực phẩm, sữa hoặc các sản phẩm thịt đã sát ngày hết hạn sử dụng.

Nhưng điều đó cũng không thể nói lên rằng chất thải từ thực phẩm sẽ không gây ảnh hưởng ở cấp độ người tiêu dùng. Bạn hãy thử nhớ lại xem đã bao nhiêu lần bạn ăn không hết phần ăn của mình, có nghĩa là bạn để lại rồi ăn nó vào ngày hôm sau; hoặc là nó vẫn nằm trong tủ lạnh của bạn một tuần sau đó; hoặc bạn sẽ vứt bỏ những thức ăn thừa đó đi vì bạn không chắc khi nào bạn sẽ ăn và cứ thế lại để cho đến khi thực phẩm bị hỏng?

Đến một thời điểm nào đó, những thức ăn thừa này không còn được coi là lành mạnh để ăn nữa mà chúng phải được vứt đi để không phải gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày và sức khỏe của chúng ta. Meredith Carothers, chuyên gia thông tin kỹ thuật của Dịch vụ kiểm tra và an toàn thực phẩm USDA, đã cho chúng ta biết khi nào cần phải vứt bỏ thức ăn thừa này đi để dạ dày của mình không phải gặp nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bảo quản thức ăn thừa trong bao lâu là tốt cho sức khỏe?

Carothers nói: “Tất cả thức ăn thừa từ các thực phẩm nấu chín có thể được giữ trong tủ lạnh trong ba đến bốn ngày sau khi nấu. Sau đó, chúng có thể bắt đầu hư hỏng.

Cho dù bạn nấu một món rau xào hoặc nướng một ít thịt vai lợn, chúng sẽ vẫn an toàn để ăn trong khoảng nửa tuần. Điều quan trọng là bạn phải biết cách lưu trữ chúng. Chìa khóa để lưu trữ thực phẩm chín trong tủ lạnh khá đơn giản:

Thức ăn thừa sau khi đã nguội thì bạn hãy để chúng trong hộp kín hoặc đảm bảo chúng được bọc và niêm phong chặt trong túi lưu trữ có thể khóa lại được. Điều này sẽ giúp thực phẩm nấu chín giữ được độ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn có hại làm hỏng thực phẩm của bạn.

Lưu ý là bạn phải để thức ăn nguội rồi mới cho vào tủ lạnh nhé. Bởi vì thức ăn còn nóng mà bạn cho vào trong tủ lạnh, do thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột chúng sẽ bị ngưng tụ hơi nước, như vậy sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển.

Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên làm lạnh hoặc đông lạnh thức ăn thừa sau khi chúng được nấu chín hoặc hâm nóng lại trong vòng 2 giờ. Bất kỳ thực phẩm nào bị để ở nhiệt độ phòng trong hơn hai giờ sau khi nấu phải được loại bỏ vì nó có khả năng dễ bị hư hỏng.

Ngoài ra, các thực phẩm thừa khi đưa vào bảo quản trong tủ lạnh thì bạn nên chia nhỏ lượng thức ăn vừa đủ cho mỗi phần, như vậy sẽ tiện lợi hơn cho bạn trong mỗi lần sử dụng. Riêng các thực phẩm như cơm, trứng đã bóc vỏ, sữa, hải sản, các thực phẩm từ nông sản thì bạn nên sử dụng ngay trong ngày.

Trên đây là những lưu ý khi bảo quản thức ăn thừa và cách để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho được lâu nhất. Hãy chú ý để bảo quản cho đúng cách nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *