Thực phẩm bổ sung chính hãng và xách tay: Liệu có nên đánh đổi vài trăm ngàn thay cho sức khỏe ?

Hiện nay, thực phẩm bổ sung chính hãng và hàng xách tay đang cạnh tranh nhau rất sôi động và với vai trò là 1 người mua hàng, đặc biệt là các gymer phải đi mua nào là Whey protein, BCAA, Creatine, Mass Gainer….hằng tháng thì việc lựa chọn giữa thực phẩm bổ sung chính hãng và xách tay khiến nhiều người không ít băng khoăn. Vậy liệu chúng ta sẽ mua thực phẩm bổ sung chính hãng với giá mắc hơn nhưng yên tâm về sức khỏe hơn hay là mua thực phẩm bổ sung xách tay giá rẻ hơn nhưng chất lượng thì…tùy lòng người bán ?

Thực phẩm bổ sung chính hãng và xách tay đâu mới là cái đem lại lợi ích thật sự ?

Dạo 1 vòng quanh các các diễn đàn hay lang thang ngoài đường thì các bạn có thể bị choáng với số lượng cửa hàng mở ra online lẫn offline hiện nay về thực phẩm bổ sung cho tập gym.

Nếu bạn là 1 người có kinh nghiệm mua hàng thì chuyện này không có gì khó khăn khi lựa chọn, tuy nhiên phần lớn những người đi mua whey đều là lần đầu tiên hoặc không am hiểu lắm về loại sản phẩm này, chỉ nghe người ta nói rồi mua thôi chứ cũng không rõ nó thế nào.

Chính vì điều này mà rất nhiều cửa hàng đã lợi dụng nó để bán những mặt hàng kém chất lượng hay nói thẳng ra là hàng giả, hàng gần hết hạn sử dụng rất nhiều với giá rẻ hơn để đánh lừa người mua hàng và nếu bạn không cẩn thận thì khả năng mua phải hàng giả là cực kỳ cao.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn mua phải hàng giả ?

Thứ nhất là khi bạn mua phải hàng giả hàng nhái thì tiền bạn đã mất đi nhưng cái giá trị bạn nhận được thì chẳng có gì cả.

Thứ 2 đó chính là sức khỏe của bạn, hàng giả trộn vào đó những gì thì có trời mới biết được và cái nguy hiểm nhất đó chính là những tác hại nó không xảy ra ngay mà nó cứ từ từ ngấm dần vào cơ thể bạn rồi đến 1 ngày đẹp trời nào đó bạn lăn đùng ra và nhập viện vì chúng.

Thứ 3 là niềm tin vào 1 cái gì đó của bạn bị hủy hoại bởi vì bạn hi vọng rằng việc sử dụng thực phẩm bổ sung sẽ giúp bạn tập luyện tốt hơn, mau chóng đạt được mục tiêu hơn nhưng kết quả thì hoàn toàn ngược lại và bạn sẽ trở nên bất an hơn nhiều nếu có ý định mua hàng trở lại.

Vậy tại sao bạn nên mua thực phẩm bổ sung chính hãng thay vì hàng xách tay

Những cái mà bạn sẽ nhận được khi mua Whey protein chính hãng đó chính là

  • Hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm xứng đáng với số tiền mà bạn bỏ ra.
  • Mang lại hiệu quả rõ ràng.
  • Sức khỏe 100% được đảm bảo an toàn, không lo các vấn đề sức khỏe về lâu dài.
  • Được hỗ trợ nhiều ưu đãi về hậu mãi và chăm sóc khách hàng hơn.
  • Niềm tin và hi vọng của bạn luôn được giữ vững, không còn phải đắn đo suy nghĩ mỗi khi mua hàng.

Tại sao hàng chính hãng luôn mắc hơn hàng xách tay ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hàng xách tay luôn rẻ hơn so với hàng chính hãng từ vài chục ngàn cho đến vài trăm ngàn.

1. Chúng ta sẽ nói về chi phí thuế:

Như các bạn đã biết, mọi mặt hàng buôn bán đều phải đóng thuế và chính vì thuế nên tất cả các mặt hàng đều phải tăng giá để bù vào chi phí thuế này. Nhưng hàng xách tay thường sẽ tìm cách “lách” để không phải đóng thuế. Nếu bạn là 1 người nguyên tắc và tôn trọng pháp luật hẳn sẽ cảm thấy việc làm này không được tốt đẹp cho lắm đúng không, chưa kể việc “lách luật” cũng nói lên 1 phần nào đó bản chất của người chủ cửa hàng đó là không trung thực, mà bán hàng cái trung thực là cái quan trọng nhất cần phải có ở 1 người chủ.

2. Nguồn gốc của sản phẩm:

Whey Protein là một sản phẩm được bày bán tràn lan trên thị trường và bạn hoàn toàn không thể biết được nguồn gốc sản phẩm mà bạn mua đến từ đâu, mọi thứ đều phụ thuộc vào…cái tâm của người bán hàng, mà như mình vừa nói ở cái đầu tiên thì bạn cũng hiểu cái thứ 2 này nó sẽ thế nào với 1 người chủ không có tâm rồi đó.

Hiện nay trên thì trường có khá nhiều cách làm whey giả chẳng hạn như người ta sẽ mua một loại Whey nguyên liệu về, sau đó trộn chung với một số loại đậu rồi bán ra thị trường theo các dạng túi không có nhãn mắc cụ thể. Hoặc là đóng gói nó vào các túi rồi in với 1 cái tên nào đó lạ hoắc.

Hoặc người ta sẽ đi thu gom các loại hộp của các loại Whey chính hãng trên thị trường, sau đó đem về cho nguyên liệu whey giả vào đó và đóng gói lại bán như hàng chính hãng.

Hiện tại, theo như mình tìm hiểu thì loại Whey Gold của hãng ON và một số dòng Whey của My Protein đang bị làm giả nhiều nhất bởi vì đây là 2 sản phẩm được rất nhiều người tìm kiếm mua và có giá rẻ. Bạn có thể dễ dàng search trên facebook và thấy hàng loạt các trang bán hàng bị “bóc phốt” bán hàng giả 2 sản phẩm này khá nhiều.

Một vụ bán Myprotein giả khiến cộng đồng Gymer dậy sóng dữ dội cách đây không lâu (Nguồn FB)

Còn rất nhiều cách làm giả khác mà mình chỉ kể 2 cái dễ gặp nhất ở trên để các bạn có thể hình dung được vấn đề.

Nhân đang nói chỗ Myprotein bị làm giả thì mình có nhận được một số bạn gửi về hỏi là tại sao thấy trên Video quảng cáo của MyProtein thì các sản phẩm của hãng có cái biểu tượng Labdoor màu xanh mà sau hàng mua không có, vậy đó có phải hàng giả hay không thì mình xin trả lời bạn là như sau:

Labdoor là một dạng công ty kiểm tra chất lượng sản phẩm trung lập tức là không bị chi phối bởi các công ty hoặc tổ chức nào khác. Điều này làm cho các kết quả kiểm nghiệm của họ mang tính khách quan hơn.

Và Myprotein có 1 số dòng sản phẩm được họ đưa vào danh sách kiểm nghiệm điển hình là Impact Whey Isolate. Tuy nhiên, việc trên nhãn của Myprotein có sản phẩm có sản phẩm không có icon Labdoor là do họ chỉ kiểm tra ngẫu nhiên theo từng lô hàng, tức là sẽ có nhiều lô hàng họ không kiểm tra thì sẽ không có biểu tượng đó, ngược thì lại MyProtein sẽ dán thêm để phân biệt.

Biểu tượng đó chỉ nói lên là “Sản phẩm này đã được kiểm tra chất lượng bởi Labdoor” chứ không nói lên được sản phẩm bạn mua có phải chính hãng hay không bạn nha.

Cả 2 sản phẩm đều được mình mua chính hãng và có sản phẩm có và sản phẩm không có tem Labdoor các bạn nha.

Ngoài việc sử dụng nguyên liệu giả, kém chất lượng kể trên thì các cửa hàng có thể vẫn sử dụng hàng chính hãng nhưng họ sẽ tìm các nguồn bán không phải từ hãng mà sẽ mua từ các cửa hàng khác chẳng hạn như tìm mua từ các đợt bán sale tại các cửa hàng nước ngoài để được giá rẻ hơn.

Nói về hàng sale ở nước ngoài thường sẽ có 1 vài nguyên nhân đó là họ sẽ mở đợt sale khủng để thu hút khách hàng hoặc họ muốn clear stock. Ở trường hợp Clear Stock thường là những sản phẩm sắp hết hạn hoặc họ không muốn kinh doanh nữa nên sẽ làm như vậy,  mà với nước ngoài thì sản phẩm từ 6 tháng đến 1 năm là họ đã không muốn sử dụng nữa rồi, chỉ có Việt Nam mình là gần hết hạn thì vẫn dùng bình thường mà thôi.

Bạn có biết chi phí để sản xuất một hũ Whey như thế nào không ?

Hầu hết Whey được sản xuất từ sữa (một số từ thịt bò, đậu và thực vật) và muốn có Whey chất lượng thì sữa phải chất lượng, mà muốn sữa chất lượng thì con bò (nguồn cung cấp sữa chính) phải có quy trình nuôi hiện đại và phức tạp. Nên ngay từ nguồn, giá nó đã cao rồi.

Xem video: Quy trình sản xuất Whey protein

Tiếp theo, cho rằng bạn đã có được nguồn sữa chất lượng rồi thì bây giờ tới đoạn phải tách lấy Whey Protein trong sữa ra và bạn có biết, để có thể lấy được khoảng 500g Whey protein thì nhà sản xuất phải tách lọc đến 100 lít sữa bò mới có được hay không ? Chưa kể đến rằng, Whey cũng có nhiều loại và loại càng tinh khiết, càng tách nhỏ thì giá thành càng cao do chi phí tách lọc phức tạp hơn.

Các chi phí khác như là bao bì, hộp đựng, chi phí bảo quản, chi phí marketing…sẽ tiếp tục được cộng thêm vào và từ đó tới tay bạn với giá cả mà bạn nhìn thấy.

3. Chi phí vận chuyển và bảo quản:

Bây giờ đến phần của các cửa hàng tại Việt Nam, sau khi hợp tác với các nhà sản xuất Whey bên nước ngoài họ sẽ cần phải bổ sung các loại giấy tờ pháp lý và công bố tại Việt Nam theo quy định của luật pháp, chi phí làm giấy tờ này không hề nhỏ vì mỗi 1 loại whey và mùi khác nhau sẽ có giấy tờ riêng khác nhau và không được dùng chung.

Tiếp theo khi giấy tờ hoàn tất, họ sẽ nhập hàng về theo đường chính ngạch tức là sẽ được đảm bảo về hàng hóa và bảo quản khi vận chuyển theo tiêu chuẩn quốc tế (hàng xách tay thì tất nhiên sẽ không theo đường chính ngạch rồi). Và chi phí vận chuyển này cũng không hề rẻ.

Sau khi đến nơi thì phải đóng thuế phí hải quan, bị cầm giữ ở cảng hoặc có khi còn phải abc xyz nữa thì hàng mới cho qua.

Tiếp theo, khi về tới các cửa hàng họ phải xây dựng các kho bảo quản đủ tiêu chuẩn để có thể bảo quản được hàng hóa của họ tốt nhất. Bạn có thể sẽ nói rằng các cửa hàng xách tay cũng bảo quản mà, nhưng bạn chờ đã. Hàng xách tay thường không về nhiều bằng hàng chính hãng (hàng chính hãng luôn phải đặt mua số lượng lớn) và chưa kể là nếu hàng của họ là giả thì họ cũng không có lý do gì phải bảo quản theo tiêu chuẩn cả.

Với tất cả những quy trình diễn ra ở trên sẽ cho bạn biết rằng tại sao hàng chính hãng lại có giá luôn cao hơn hàng xách tay bởi vì nó có quy trình rõ ràng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn bởi vì đây là sản phẩm mà bạn sẽ uống vào trong cơ thể mình.

Nó không so sánh được với các hàng xách tay khác như điện thoại chẳng hạn. Nếu xui nó hư thì còn bảo hành. Còn với thực phẩm bổ sung nó mà hư thì bạn lãnh đủ, chẳng ai bảo hành cho bạn đâu.

Làm sao để phân biệt hàng chính hãng và hàng xách tay ?

Để biết đâu là hàng chính hãng và đâu là hàng xách tay chúng ta có thể dựa vào các đặc điểm như sau:

1. Giá

Hàng xách tay luôn có giá rẻ hơn hàng chính hãng, do đó nếu bạn thấy cửa hàng đó bán giá rẻ hơn các nơi khác thì rõ ràng đó là hàng xách tay (hoặc là hàng giả).

2. Tem chống hàng giả

Các sản phẩm xách tay sẽ không có tem chống hàng giả như các sản phẩm chính hãng (do bộ công an cấp), do vậy nếu để ý bạn sẽ thấy.

3. Tem phụ

Tem phụ là một tem nhãn bằng tiếng Việt điền các thông tin của sản phẩm như là công dụng, cách sử dụng, thành phần….và bao gồm cả nhà nhập khẩu nữa. Những thông tin này là bắt buộc đối với hàng chính hãng cho nên bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi tìm thấy các sản phẩm có nhãn này.

Hàng chính hãng luôn có tem phụ kèm thông tin nhà nhập khẩu

4. Thông tin nhà nhập khẩu

Trên tem phụ sẽ có thông tin nhà nhập khẩu, bạn chỉ cần lấy tên này để tìm kiếm trên mạng xem thông tin nhà nhập khẩu này thế nào. Thường thì các nhà nhập khẩu sẽ luôn có tên trong danh sách của các hãng thực phẩm bổ sung trên website chính thức của họ. Bạn chỉ cần lên đó tìm là sẽ thấy ngay, nếu không tin thấy bất kỳ thông tin nào về nhà nhập khẩu này, đặc biệt là trên Website chính hãng thì bạn cần phải cẩn thận khi mua dùng.

Có 1 cách để kiểm tra một nhà cung cấp chính hãng khá hiệu quả đó chính là dựa vào thông tin do bộ y tế cung cấp bằng cách tra cứu thông tin trên chính Website chính thức của bộ Y tế tại đây.

Lấy thông tin công bố của sản phẩm và nhà sản xuất ở đây.

Khi truy cập vô đây, bạn có thể search theo 2 cách là theo tên nhà Phân phối hoặc bạn muốn tìm sản phẩm đó có ai phân phối chính hãng thì có thể search bên phần tên sản phẩm như hình bên dưới.

Để xem liệu giấy công bố hoặc tên sản phẩm đó có phải là chính hãng hay không, bạn chỉ cần nhập tên nó vào ô tương ứng, ở dưới là mình sử dụng số trên công bố để search thử ha.

Thông tin các nhà nhập khẩu sản phẩm vừa kiểm tra (Bấm vào để phóng to)

Bạn chỉ cần so sánh tên nhà nhập khẩu, tên sản phẩm có đúng với những gì bạn đang cầm trên tay hay không, nếu đúng thì hãy yên tâm sử dụng.

5. Tem cào mã code và mã vạch

1 số sản phẩm có tem cào để nhắn tin lên tổng đài giúp bạn xác định sản phẩm mình mua là có phải nhập khẩu chính hãng hay không. Mặc dù không phải tất cả sản phẩm đều có nhưng đó cũng là 1 dấu hiệu cho bạn thấy đó là hàng chính hãng hay không.

Sản phẩm xách tayvà sản phẩm chính hãng với tem phụ, tem chống hàng giả và mã số cào để check (ở dưới là chính hãng, trên là hàng xách tay). Bấm vào để phóng to

Nếu không tìm thấy mã code thì bạn có thể sử dụng các ứng dụng quét mã vạch. Có nhiều phần mềm giúp bạn kiểm tra mã vạch, đối với các sản phẩm ở Việt Nam thì mình khuyên dùng iCheck để kiểm tra, còn các sản phẩm có xuất xứ nước ngoài thì các bạn nên dùng ứng dụng Barcode Scaner để kiểm tra thì sẽ chính xác hơn.

Về mặt sản phẩm thực phẩm bổ sung thì hầu hết là hàng nhập khẩu, hiếm có hàng nào Việt Nam làm nên đôi khi bạn sử dụng iCheck (đây là ứng dụng của Việt Nam và các ứng dụng tương tự) sẽ không quét ra được. Mà nếu có quét ra thì nó cũng chỉ hiện lên tên và hình ảnh sản phẩm đó, ngoài ra không hề cho biết sản phẩm đó có chính hãng hay không, chưa kể thông tin đó hoàn toàn có thể được người dùng đưa lên chứ không phải đến từ 1 tổ chức nào ở cấp độ nhà nước đưa ra cả cho nên độ tin cậy là rất thấp. Ví dụ như hình bên dưới, sản phẩm mình check là hàng của Mỹ nhưng ở đây lại ghi là của Canada chẳng hạn.

iCheck cho kết quả đúng với hình ảnh sản phẩm nhưng lại cho xuất xứ sai. Thậm chí là nhiều sản phẩm không có trong danh sách của ứng dụng nên việc kiểm tra chỉ mang tính tham khảo.

Việc sử dụng Barcode chỉ là để tham khảo thôi các bạn ha, chứ dựa vào đó để nói sản phẩm mình mua có phải chính hãng hay hàng giả hay không là điều rất khó.

Kết luận 

Với việc sản xuất phức tạp, chi phí vận chuyển, bao bì và các loại giấy tờ cần có đã khiến cho mặt hàng này trở nên đắt đỏ hơn nhưng chất lượng sẽ khiến bạn không cần phải lăn tăng nhiều thứ. Ngược lại đừng vì ham rẻ hơn vài chục ngàn mà đánh đổi sức khỏe của mình bởi vì nếu bạn bị vấn đề gì đó về sức khỏe khi dùng các sản phẩm này thì chi phí chữa bệnh còn cao hơn gấp nhiều lần bạn nhé.

Mình hi vọng rằng, với những chia sẻ của mình về câu chuyện thực phẩm bổ sung chính hãng và xách tay ở trên 1 phần nào đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về hàng chính hãng và không còn thắc mắc rằng tại sao chỗ này bán rẻ hơn chỗ khác mặc dù 2 sản phẩm y như nhau.

Chúc bạn tìm được một sản phẩm chất lượng xứng đáng với số tiền mình bỏ ra và nếu bạn đang muốn tìm 1 nơi bán thực phẩm bổ sung chính hãng, có thể ghé qua iFitness.vn để mua nhé. Đây là 1 nơi mình rất tin tưởng mỗi khi mua Whey đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *